Có kinh đều hàng tháng nhưng vẫn có thai là do đâu?
Câu hỏi: “Có mẹ nào có kinh mà vẫn có thai không?”, “Có kinh đều hàng tháng nhưng vẫn có thai là do đâu?”, “Có thai nhưng vẫn có kinh nguyệt bình thường là tại sao vậy các mom?”, “Em đã thử thai 2 vạch nhưng vẫn có kinh nguyệt là tại sao vậy ai tư vấn giúp em với? ”, “Có thai mà vẫn có kinh có gây hại gì cho bé không?”, “Phải làm gì khi có con mà vẫn có kinh đây thưa bác sĩ”,…
Trên đây là những thắc mắc khi có kinh đều hàng tháng nhưng vẫn có thai thời gian qua được nhiều chị em chia sẻ trên khắp các diễn đàn mẹ và bé. Để có thể hiểu rõ hơn về vấn đề này và có thể yên tâm hơn ngay sau đây các bác sĩ sản phụ khoa của Phòng khám Đa khoa Thủ Dầu Một có một vài chia sẻ sau đây, chị em lưu ý nhé!
Có kinh đều hàng tháng nhưng vẫn có thai là do đâu?
Theo y học, từ khi bắt đầu quá trình thụ thai, kinh nguyệt sẽ biến mất tạm thời cho đến khi kết thúc thời kỳ thai nghén. Tuy nhiên, ở một số trường hợp vẫn xảy ra tình trạng có kinh đều hàng tháng nhưng vẫn có thai.
Nhưng vì e ngại, thiếu kiến thức về sinh sản, nhiều chị em thường bỏ qua các dấu hiệu nhận biết đang mang thai, dẫn đến các trường hợp “dỡ khóc dỡ cười” sau khi phát hiện.
Đặc biệt là các mẹ bầu trong 3 tháng đầu của thời kỳ mang thai, có thể dễ gặp phải các triệu chứng tương tự như kinh nguyệt như: chảy máu âm đạo, đau bụng, đau lưng, mệt mỏi thường xuyên, cáu gắt,… Hiện tượng này thường kéo dài từ 3 – 5 ngày và lượng máu tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người.
Do đó, rất khó để xác định liệu hiện tượng ra máu trong thời gian mang bầu có phải là dấu hiệu của vấn đề nghiêm trọng hay không. Vì thế, dù ở thời điểm nào của thai kỳ mẹ bầu đều cần phải lưu ý, nếu có các dấu hiệu bất thường hãy nhanh chóng đến gặp bác sĩ ngay.
>>> Xem thêm: [Góc chia sẻ] Có mẹ nào có kinh mà vẫn có thai không?
Nguyên nhân có kinh đều hàng tháng nhưng vẫn có thai
Các bác sĩ chuyên sản phụ khoa tại Phòng khám Đa khoa Thủ Dầu Một cho biết thêm, nguyên nhân của tình trạng có kinh đều hàng tháng nhưng vẫn có thai thường xuất phát từ:
- Máu báo thai: trứng được thụ tinh đã bám vào thành niêm mạc tử cung, thường là quanh khoảng thời gian dự kiến bắt đầu có kinh nguyệt và thường bị nhầm là kinh nguyệt nhưng lượng máu ít hơn nhiều, chỉ ra nhỏ giọt.
- Những thay đổi ở cổ tử cung: thay đổi dịch tiết âm đạo (khí hư), thủng/rách tử cung, khiến vi khuẩn bên ngoài dễ dàng xâm nhập, gây nhiễm trùng tử cung.
- Thai trứng: sự hình thành khối mô bất thường thay vì bào thai sau thụ tinh.
- Thai ngoài tử cung: trứng sau thụ tinh nhưng không vào tử cung mà làm tổ bên ngoài tử cung.
- Dấu hiệu sớm của tình trạng sảy thai: ra máu bất thường ở vùng âm đạo nhưng không phải là kinh nguyệt.
Ngoài ra, còn nhiều vấn đề xảy ra ở giai đoạn sau của thai kỳ cũng gây nên hiện tượng ra máu bất thường và có các triệu chứng khác cũng tương tự nhưng không phải là kinh nguyệt.
Vì thế, cần lưu ý hơn, nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ sản phụ khoa có thể hỗ trợ tốt nhất. Tránh trường hợp đáng tiếc, không mong muốn có thể xảy ra.
Lời khuyên của bác sĩ
Có kinh đều hàng tháng nhưng vẫn có thai không phải là việc đơn giản mà chị em có thể dễ dàng bỏ qua. Đặc biệt là ở 3 tháng đầu và cuối thai kỳ cần lưu ý, cẩn thận hơn, nhanh chóng đến gặp bác sĩ để khám và tìm ra nguyên nhân để có cách xử lý hiệu quả.
Thăm khám sức khỏe định kỳ tại các cơ sở y tế để sớm phát hiện ra những dấu hiệu bất thường, gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
Ngoài ra, nếu bạn gặp phải tình trạng chảy máu kèm theo các dấu hiệu bất thường như: đau bụng, bụng co rút mạnh liên tục, chóng mặt, ngất, máu có màu sắc bất thường, máu ra với số lượng nhiều kéo dài,… Đừng che giấu hãy liên hệ với bác sĩ ngay để được tư vấn hướng xử lý an toàn.
Cùng với đó, kết hợp bổ sung chế độ dinh dưỡng theo đúng chỉ dẫn mà các bác sĩ đã đưa ra. Tránh sử dụng các chất kích thích, thức khuya, gây hại trực tiếp đến sức khỏe của mẹ và bé.
Với các lưu ý trên đây về tình trạng có kinh đều hàng tháng nhưng vẫn có thai, hy vọng chị em có thể bổ sung thêm các kiến thức hữu ích về vấn đề thai sản và giai đoạn làm mẹ sắp phải bước qua. Theo đó, nếu vẫn còn băn khoăn, đừng ngần ngại hãy trao đổi với bác sĩ ngay qua số Hotline: 0908 522 700 (Zalo) hoặc để lại câu hỏi ở MỤC TƯ VẤN các chuyên gia luôn sẵn sàng hỗ trợ tư vấn miễn phí 24/24 giúp cho bạn.
>>> Xem thêm: Quan hệ khi có kinh nguyệt có thai không?